Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Giá dầu cọ kỳ hạn giao tháng 1/2016 trên thị trường Malaysia (phiên giao dịch 17/10/2016) đã đạt mức cao nhất kể từ 5/4/2016 sau phiên tăng giá mạnh nhất trong vòng một năm. Dầu cọ có tỷ trọng lớn nhất trên thị trường dầu thực vật, chủ yếu được sản xuất ở Indonesia và Malaysia.
Dầu cọ và dầu đầu tương là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thị trường dầu thực vật thế giới. Ở phiên giao dịch 17/10, giá dầu cọ đã tăng mạnh khi dầu đậu tương đạt mức cao nhất trong 2 năm qua, do nhu cầu tăng mạnh với đậu tương Mỹ và thông tin nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới đã ép dầu nhiều hơn dự kiến. Dầu cọ giao tháng 1 ở Malaysia đã tăng 2.788 ringgit / tấn, cao nhất trong vòng 6 tháng. Chỉ trong một phiên đã tăng tận 4,1%.
Cùng phiên giao dịch trên, giá đậu tương kỳ hạn giao tháng 11 đã tăng 9.79 USD / bushel (cao nhất kể từ 22/9) sau tin tức Bộ Nông nghiệp Mỹ xuất khẩu đậu tương trong tuần 14/10 đạt 2,5 triệu tấn, bỏ qua mức dự tính khoảng 1,3 – 1,6 triệu tấn.
Ngoài ra, thị trường dầu cọ bị tác động mạnh cũng bởi do tin tức tồn trữ dầu đậu tương giảm xuống thấp hơn dự đoán, sản lượng dầu cọ tháng 10 giảm và đồng ringgit sẽ suy yếu. Bên cạnh dầu cọ và dầu đậu tương tăng giá, giá hạt cải giao ngay và giao sau cũng tăng mạnh trong 2 tuần qua trên toàn thế giới.
Hạt cải cũng có tỷ trọng lớn ở thị trường hạt có dầu thực vật do năng suất ép dầu ăn rất cao. Châu Âu dẫn đầu thế giới về sản xuất lẫn tiêu thụ hạt cải và dầu hạt cải. Canada là quốc gia xuất khẩu hạt cải lớn nhất thế giới, đạt 70% thương mại hạt cải và dầu hạt cải toàn cầu.
Giá hạt cải kỳ hạn tăng liên tục trong 9 phiên giao dịch tới 20/10, đây là lần tăng giá dài nhất kể từ 2/2012. Hạt cải dầu MATIF ở Paris tăng 5% trong 20 ngày đầu tháng 10. Do thời tiết xấu ở Canada làm chậm thu hoạch nên khiến năng suất lẫn chất lượng đều bị ảnh hưởng mặc dù sản lượng vẫn đạt gần mức kỷ lục. Ở Pháp và Đức, niên vụ 2015 – 2016 cũng bị mất mùa, thời tiết vụ đầu niên vụ 2017 – 2018 quá khô hạn, có thể sản lượng sẽ bị ảnh hưởng.
Năm ngoái, lượng tiêu thụ 4 loại dầu chủ chốt trên thế giới (dầu cọ, dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu hướng dương) bị chững lại đột ngột khiến thị trường dầu thực vật trở nên khan hiếm.
Sản lượng và tiêu thụ dầu thực vực của thế giới (Ảnh: cafef)
Sản lượng dầu cọ đang cần phải phát triển mạnh để giúp ngăn chặn việc cung cấp hạt có dầu toàn cầu giảm thêm. Với đậu tương thì đang đợi thời vụ thu hoạch sắp tới ở Nam Mỹ, để tính toán được Mỹ sẽ xuất khẩu bao nhiêu đậu tương trong năm tới.
Thị trường dầu thực vật sẽ phải theo dõi tình hình vụ thu hoạch hạt cải ở Canada sát sao, rồi chuyển qua theo dõi diễn biến thời tiết ở Liên minh châu Âu niên vụ 2017-2018. Theo dự báo thì thời tiết 2 khu vực sẽ đẹp hơn trong tuần tới, nhưng ở Canada cần phải tiếp tục khô thêm, còn châu Âu cần có thêm mưa để thuận lợi hơn cho gieo trồng và thu hoạch.
Tỷ lệ tích trữ và sử dụng các loại dầu chủ chốt trên toàn thế giới (Ảnh: cafef).
Đầu tháng, hãng Strategie Grains (chuyên tư vấn cây trồng) đã ước tính diện tích trồng hạt cải ở EU 2017-2018 sẽ tăng 3%. Thế nhưng, EU cấm dùng thuốc trừ sâu từ cuối 2013, đã làm sâu bệnh gia tăng trong 2 vụ vừa rồi. Thêm với tình hình thời tiết và sâu bệnh có thể ảnh hưởng đến sản lượng hạt cải của EU năm nay.
Từ việc El Nino năm ngoái gây khô hạn ở khu vực sản xuất dầu cọ tại Indonesia và Malaysia, sản lượng đã bị ảnh hưởng. Theo dự báo, năm nay sẽ có nhiều mưa hơn, nếu nhiều quá mức sẽ lại ảnh hưởng đến sản lượng. Mặc dù, giá dầu thực vật đã giảm trở lại sau khi tăng mạnh, nhưng vẫn đang ở mức khá cao. Và nó có thể sẽ tăng trong các tháng tới nếu như nguồn cung ứng toàn cầu bị thắt chặt như dự kiến.